Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi mà trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Theo thống kế, tại Việt Nam, bệnh viêm phổi ở trẻ em gây nên tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm 1/3 trong số các nguyên nhân tử vong ở trẻ em. Hiểu đúng về bệnh viêm phổi ở trẻ em sẽ cho bạn cách giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi đúng đắn nhất.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh…), virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm, ký sinh trùng… Bệnh viêm phổi là bệnh có tính truyền nhiễm tương đối cao, hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em sau khi tiếp xúc với người bệnh 2-3 tuần sẽ bộc phát rõ những triệu chứng bị viêm phổi.
Triệu chứng bệnh viêm phổi
Trẻ khi nhiễm bệnh viêm phổi thường có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh hay vàng, đôi khi ho ra máu. Tuy nhiên trẻ bị ho ra máu là khi bệnh viêm phổi đã trở nặng, để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu, bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất.
Trẻ bị viêm phổi thông thường sẽ có dấu hiệu sốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 39 độ C liên tục. Ngoài ra, trẻ cũng thường có dấu hiệu đau ngực, khó thở hoặc thở rất nhanh, nhịp tim nhanh, thể trạng suy kiệt. Cha mẹ hoàn toàn có thể đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng lúc trẻ nằm yên hay ngủ. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được:
-40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi
-50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi
-60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
Chăm sóc sức khỏe cho bé bị viêm phổi
Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh…), virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm, ký sinh trùng… Bệnh viêm phổi là bệnh có tính truyền nhiễm tương đối cao, hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em sau khi tiếp xúc với người bệnh 2-3 tuần sẽ bộc phát rõ những triệu chứng bị viêm phổi.
Triệu chứng bệnh viêm phổi
Trẻ khi nhiễm bệnh viêm phổi thường có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh hay vàng, đôi khi ho ra máu. Tuy nhiên trẻ bị ho ra máu là khi bệnh viêm phổi đã trở nặng, để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu, bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất.
Trẻ bị viêm phổi thông thường sẽ có dấu hiệu sốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 39 độ C liên tục. Ngoài ra, trẻ cũng thường có dấu hiệu đau ngực, khó thở hoặc thở rất nhanh, nhịp tim nhanh, thể trạng suy kiệt. Cha mẹ hoàn toàn có thể đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng lúc trẻ nằm yên hay ngủ. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được:
-40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi
-50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi
-60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
Chăm sóc sức khỏe cho bé bị viêm phổi
Để chăm sóc sức khỏe cho bé bị viêm phổi, bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
-Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh. Thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé là nhiều rau xanh và trái cây sẽ cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, ngoài ra vitamin C, E, A có tác dụng làm giảm tình trạng khó thở của trẻ. Cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà, đậu phụ. Và quan trọng hơn hết, cha mẹ cần bổ sung lượng nước cho trẻ kịp thời giúp cơ thể đào thải các độc tố dễ dàng hơn.
-Theo các chuyên gia giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi khuyên rằng, trước khi cho ăn nên làm thông mũi cho bé. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé, giúp bé ăn uống ngon miệng hơn và tránh tình trạng bị sặc,nghẹn khi ăn.
Phòng ngừa
Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé yêu, cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ thích hợp:
-Cho trẻ bú sữa mẹ và bú sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và liên tục đến 2 tuổi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
-Thực đơn ăn đa dạng và phong phú, cần bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm như ngũ cốc, đạm động vật, đậu đỗ, dầu mỡ và rau quả.
-Hạn chế tối đa cho trẻ uống đồ lạnh. Ăn quá nhiều kem và thực phẩm làm lạnh lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó có bệnh viêm phổi đặc biệt nghiêm trọng.
-Khi trẻ vui chơi ra quá nhiều mồ hôi, cần lau khô ngay để tránh trẻ bị cảm lạnh, ảnh hưởng tới phổi.
-Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.
-Một trong những điều cần lưu ý khi giáo dục sức khỏe cho trẻ bị viêm phổi cũng như chăm sóc sức khỏe cho bé là hãy theo dõi lịch tiêm chủng, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
-Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi thì hãy cách ly kịp thời để tránh lây nhiễm sang trẻ, bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét