Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh là công việc không đơn giản. Có những tình huống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ. Bậc cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để nhận ra những tình huống gây hại ấy và chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những kiến thức căn bản nhất khi chăm sóc sức khỏe cho bé.
Chăm sóc phần mặt và đầu
Phần mặt và đầu có thể nói là phần quan trọng nhất trên cơ thể của một người và càng quan trọng hơn đối với trẻ sơ sinh. Bước đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ đôi mắt của bé. Thấm ướt một miếng bông y tế trong nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau từ khóe mắt ra đuôi mắt. Hãy nhớ thao tác thật nhẹ nhàng và chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm tổn thương vùng da mỏng manh của bé.
Sau khi đã vệ sinh xong vùng mắt, bạn hãy vệ sinh tiếp đến vùng tai của trẻ. Vẫn tiếp tục lặp lại thao tác thấm nước ấm lên miếng bông gòn sạch rồi lau kẽ trên và phần ngoài vành tai của bé. Tiếp theo hãy làm sạch mặt trong của vành tai. Bạn hãy lưu ý một điều rằng tai bé chưa phát triển mạnh khỏe như của người lớn nên tuyệt đối không được đưa tăm nông vào lỗ tai vì có thể gây nhiễm trùng hay trầy xước trong tai bé.
Với phần đầu, hãy dùng loại dung dịch tắm gội em bé chuyên biệt để tránh làm mẫn cảm làn da của trẻ. Bước cuối cùng, bạn hãy dùng khăn bông mềm để lau khô da đầu cho bé, tránh làm bé bị cảm lạnh.
Vệ sinh vùng miệng
Có một lời khuyên cho bạn là bạn nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Hãy kết hợp rơ lưỡi với làm sạch cả vùng lợi và mặt trong má của bé. Nếu bé đã mọc răng thì bạn cần lau mặt trước và sau của răng.
Cắt móng tay
Móng tay của trẻ sơ sinh tuy mềm nhưng rất nhọn và sắc, đôi khi mọc dài ra rất nhanh nên cha mẹ cần lưu ý. Hãy cắt ngắn bất kỳ lúc nào cần thiết, sử dụng một chiếc kéo bấm móng tay cỡ nhỏ giúp bạn thực hiện việc này. Bạn nên cắt móng tay cho bé khi bé đang ngủ để tránh sai phạn vào vùng da nhạy cảm của bé.
Chăm sóc rốn
Trong trường hợp cuống rốn chưa rụng, cha mẹ cần đảm bảo lau khô cuống rốn sau khi tắm. Để giúp cuống rốn nhanh khô và rụng, bạn không nên bao rốn của bé bằng băng hay tã. Hãy cố gắng hạn chế tối đa chạm vào phần gốc của cuống rốn.
Vệ sinh vùng kín
Bộ phận sinh dục là phần khá nhạy cảm của trẻ nên khi vệ sinh vùng này, bạn cần nhẹ nhàng hết sức có thể, lau từ trước ra sau. Ở một số bé gái, có thể có một chút dịch trông như lòng trắng trứng. Đừng lo lắng, điều này là hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thời gian mặc tã để tránh hăm tã gây khó chịu cho bé.
Phần mặt và đầu có thể nói là phần quan trọng nhất trên cơ thể của một người và càng quan trọng hơn đối với trẻ sơ sinh. Bước đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ đôi mắt của bé. Thấm ướt một miếng bông y tế trong nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau từ khóe mắt ra đuôi mắt. Hãy nhớ thao tác thật nhẹ nhàng và chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm tổn thương vùng da mỏng manh của bé.
Sau khi đã vệ sinh xong vùng mắt, bạn hãy vệ sinh tiếp đến vùng tai của trẻ. Vẫn tiếp tục lặp lại thao tác thấm nước ấm lên miếng bông gòn sạch rồi lau kẽ trên và phần ngoài vành tai của bé. Tiếp theo hãy làm sạch mặt trong của vành tai. Bạn hãy lưu ý một điều rằng tai bé chưa phát triển mạnh khỏe như của người lớn nên tuyệt đối không được đưa tăm nông vào lỗ tai vì có thể gây nhiễm trùng hay trầy xước trong tai bé.
Với phần đầu, hãy dùng loại dung dịch tắm gội em bé chuyên biệt để tránh làm mẫn cảm làn da của trẻ. Bước cuối cùng, bạn hãy dùng khăn bông mềm để lau khô da đầu cho bé, tránh làm bé bị cảm lạnh.
Vệ sinh vùng miệng
Có một lời khuyên cho bạn là bạn nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Hãy kết hợp rơ lưỡi với làm sạch cả vùng lợi và mặt trong má của bé. Nếu bé đã mọc răng thì bạn cần lau mặt trước và sau của răng.
Cắt móng tay
Chăm sóc rốn
Trong trường hợp cuống rốn chưa rụng, cha mẹ cần đảm bảo lau khô cuống rốn sau khi tắm. Để giúp cuống rốn nhanh khô và rụng, bạn không nên bao rốn của bé bằng băng hay tã. Hãy cố gắng hạn chế tối đa chạm vào phần gốc của cuống rốn.
Vệ sinh vùng kín
0 nhận xét:
Đăng nhận xét